HENKATEN 変化点 ĐỐI VỚI NGƯỜI THAO TÁC.

Standard
Bài viết dành riêng cho các bạn Thực tập sinh tại các công ty áp dụng Quy trình quản lí Henkaten ở Nhật Bản. Hi vọng các bạn đọc hết, hiểu hết, và thấy bài viết này có ích.

Thay đổi trong công đoạn.

Như thế nào thì được coi là một thay đổi trong công đoạn?
Là những sự việc phát sinh trong thời gian làm việc như thay đổi người thao tác, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, thay đổi phương thức thao tác.. mà hầu hết dẫn đến lỗi.
Thời điểm xảy ra sự thay đổi trong công đoạn ấy gọi là Henkaten.
Từ đó, chúng ta có thuật ngữ “Quản lí henkaten”. Đó là một quy trình xử lí được xây dựng một cách dễ hiểu nhằm ngăn chặn lỗi trước khi nó phát sinh.
QUY TRÌNH QUẢN LÍ HENKATEN
CÁC HẠNG MỤC HENKATEN theo 4M

 (*) Dựa vào các mục thay đổi 4M mà ghi chép vào Bảng quản lí Henkaten.

=>> Quản lí Henkaten tức là nắm bắt được các vấn đề có thể gây lỗi trước khi xảy ra lỗi, từ đó tránh được lỗi phát sinh, nâng cao chất lượng.
Ogic.ne.jp

Người thao tác đối ứng với thay đổi trong công đoạn.

Ai là người ghi chép Bảng quản lí Henkaten? Người chịu trách nhiệm tại khu vực phát sinh thay đổi trong công đoạn.
Đối với riêng người thao tác, trong phạm vi công đoạn của họ, có thể phát sinh thay đổi liên quan đến hạng mục nào trong 4M?
設備。Thiết bị. Machine.
Đọc lại đoạn trên để biết những thay đổi nào bắt buộc phải ghi vào Bảng quản lí Henkaten.
Trong 4 hạng mục đó, hầu hết, người thao tác sẽ gặp phải trường hợp “Sửa chữa thiết bị dẫn đến thay đổi”.
Đó là bản chất của sự việc.
Không phải các bạn ghi vào Bảng quản lí Henkaten để báo cáo lại lỗi thiết bị, mà báo cáo lại chi tiết việc thiết bị đã được sửa lỗi gì, bởi ai, xử lí sau khi sửa chữa ( Xác nhận thành phẩm trước và sau khi sửa có Ok không…..) như thế nào.
Điều đó có quan trọng không? Rất quan trọng. Là quy tắc luật lệ bắt buộc phải tuân thủ trong môi trường sản xuất chuyên nghiệp của Nhật nói riêng.

Tại sao lại không ghi chép vào Bảng quản lí Henkaten khi xảy ra thay đổi trong công đoạn?

1.       Không ý thức được rằng đó là một thay đổi trong công đoạn. Không viết.
2.       Ý thức được rằng đó là một thay đổi trong công đoạn nhưng:
a.       Quên. Không viết.
b.       Không biết cách viết, không hỏi. Không viết.
c.       Biết cách viết nhưng tự cho rằng không cần phải viết. Không viết.

Thế bây giờ phải làm thế nào?

1.Không ý thức được rằng đó là một thay đổi trong công đoạn.
Đọc lại một lần nữa đoạn trên. Tất cả những lỗi về thiết bị dẫn đến phải sửa chữa, bảo dưỡng, thay tháo đều là một thay đổi trong công đoạn. Tức là đều phải ghi chép vào Bảng quản lí Henkaten.
Ghi chú chi tiết cho Thực tập sinh Topre:
1.       Bất cứ khi nào xảy ra lỗi, đều phải ghi vào Bảng kế hoạch sản xuất và Bảng quản lí Henkaten.
2.       Khi có lỗi, tuyệt đối không tự ý sửa.
3.       Sau khi Kĩ sư sửa xong, hỏi rõ tên lỗi. ( Nhờ kĩ sư viết vào giấy).
4.       Ghi chép vào Bảng quản lí Henkaten theo mẫu tiếng Việt.
5.       Ghi chép xong nhờ Kĩ sư hoặc Kocho xác nhận OK trước khi ra về.

2.a Ý thức được đó là một thay đổi trong công đoạn, quên không viết.
Ý kiến chủ quan của người viết: Quên không nên là một lí do. Con người ai cũng có lúc quên. Nhưng không thể quên mãi được. Người không có ý thức cải thiện trí nhớ ngắn hạn kém cỏi của mình, thì người ta không thể an tâm sử dụng được.
Tất cả mọi người nên có ý thức triệt tiêu lí do chủ quan cho mọi vấn đề. Triệt tiêu chứ không phải chối bỏ, che đậy.
Cách làm cực kì đơn giản. Bảng checksheet kiểm tra đầu giờ vân vân mục đích cũng chính là để người thao tác không quên xác nhận các hạng mục đấy, cho dù lại nảy sinh thêm vấn nạn người ta quên không đánh dấu vào các hạng mục đã check.
Người hay quên nên làm một list những điều nhất định phải làm, luôn giữ trong người. Ví dụ, ta có list các bảng biểu ghi chép nhất định phải ghi trong ngày. Và thời hạn phải hoàn thành.

Bảng kế hoạch sản xuất.                                                            Cuối giờ. Trước khi ra khỏi xưởng.
Bảng checksheet kiểm tra đầu giờ.                                           Trước khi sản xuất.
Bảng checksheet kiểm tra chất lượng đầu cuối giờ.                  Cuối giờ. Trước khi ra khỏi xưởng.
Bảng quản lí Henkaten ( Nếu có)                                               Cuối giờ. Trước khi ra về.
Phiếu hàng hủy ( Nếu có)                                                           Cuối giờ. Trước khi ra về.
Bảng ghi chép sản lượng.                                                            Cuối giờ. Trước khi ra về.

Bạn chỉ cần ghi nhớ duy nhất một việc: Đọc list này khi bản thân thay đổi từ trạng thái này hay trạng thái khác. ( Trước khi sản xuất, bắt đầu sản xuất, phát sinh lỗi, Hanhakai……)
Hãy thử làm, nếu còn quên cả việc đọc list thì thôi,

2.b Ý thức được đó là một thay đổi trong công đoạn, không biết viết, không hỏi.

Hỏi. Không biết bất kì điều gì cũng đều phải hỏi. Đã ý thức được ý nghĩa của việc bắt buộc phải viết, thì phải đi kèm với ý thức chưa viết xong chưa kết thúc công việc trong ngày, chưa về.

2.c Ý thức đó là một thay đổi trong công đoạn, cho rằng không cần phải viết, không viết.

KHÔNG TỰ Ý PHÁN ĐỊNH.

Phải xác nhận với cấp trên xem với trường hợp này thì có cần phải viết hay không.
Luôn luôn hỏi, luôn luôn xác nhận.

Bài viết dành riêng cho các bạn Thực tập sinh tại các công ty áp dụng Quy trình quản lí Henkaten ở Nhật Bản. Hi vọng các bạn đọc hết, hiểu hết, và thấy bài viết này có ích.

15/6/2016

Related Posts:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét